Mất ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và các hoạt động của con người. Chứng mất ngủ còn làm xáo trộn đời sống của bất kỳ ai đó. Có không ít nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Nếu đã từng trải qua những đêm dài thức trắng, nên hiểu kỹ càng những căn nguyên của việc mất ngủ. Chứng mất ngủ có những triệu chứng là giấc ngủ bị rối loạn, hoặc không thể ngủ một giấc thật say trong đêm. Các bác sĩ cho rằng nguyên nhân của việc mất ngủ là một di chứng kéo dài, hay sự di truyền trong một gia đình. Đến nay, nguyên nhân chính xác vẫn chưa tìm thấy. * Dưới đây là một vài nguyên nhân cơ bản nhất: 1. Thất thường về cảm xúc Cảm xúc thất thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Nếu không chữa trị, tình trạng mất ngủ sẽ còn kéo dài. Khi đó, sẽ có những triệu chứng đi kèm như mất cân bằng về tâm lý hoặc suy nhược cơ thể. Thường gặp và bệnh nặng nhất là ở những người bị chứng mất ngủ lâu năm. 2. Trạng thái thể chất Trạng thái thể chất quy định bởi các hệ thần kinh, hệ hô hấp và hoạt động của não bộ. Những người mắc các bệnh về thần kinh như Parkinson (bệnh liệt rung) và Alzheimer (mất trí nhớ) , bệnh tim mạch… cũng rất dễ rơi vào tình trạng khó ngủ dẫn đến mất ngủ. Những người sức khỏe kém cũng có nhiều khả năng bị chứng mất ngủ. 3. Dược phẩm – hóa chất Dược phẩm các loại chứa nhiều chất kích thích gây ảnh hưởng đến giấc ngủ người dùng thuốc. Thuốc chống suy nhược cơ thể có nguy cơ gây ra chứng mất ngủ nhiều nhất vì những công thức hóa học hình thành nên loại thuốc đó. Các loại thức uống như cà phê hay những loại có chất caffeine cũng làm cho người uống không dễ dàng để có được giấc ngủ sâu. 4. Những thói quen xấu Uống nhiều bia rượu hoặc là uống trước khi ngủ cũng không đem lại một giấc ngủ say. Còn kéo theo những bệnh khác có liên quan như bị khó thở, rung rấy chân tay. Các loại thuốc giảm đau hay có chứa chất cocain cũng ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ. * Cách điều trị 1. Liệu pháp tâm lý – hành vi Có một tinh thần sảng khoái, chúng ta sẽ dễ dàng có một giấc ngủ thật ngon. Thư giãn, vui cười trước lúc lúc ngủ là chìa khóa để giấc ngủ tìm về. Tập thói quen giờ giấc: lên giường ngủ khi đã thực sự muốn ngủ, và thức dậy ngay khi đã cảm thấy không thể ngủ say được nữa. Tự đặt ra giờ đi ngủ và thức dậy, và mỗi ngày thực hiện theo đúng lịch trình ấy. Đừng ngủ quá nhiều vào ban ngày. Có những ý nghĩ tích cực, vui vẻ cũng là cách giúp chúng ta dễ ngủ hơn. Thả lỏng cơ thể và đầu óc khi đã lên giường ngủ. 2. Điều trị bằng thuốc Điều trị bằng thuốc có những hiệu quả nhất định, nhưng phải mất một thời gian dài để thuyên giảm dần các triệu chứng mất ngủ. Tránh dùng các loại thuốc ngủ vì sẽ có những phản ứng phụ từ thuốc, hay người uống rơi vào tình trạng lơ mơ, không tỉnh táo sau khi thức dậy. 3. Bằng cách thư giãn. Có những nguyên nhân khác làm chúng ta khó ngủ như là tuổi tác. Những người lớn tuổi thường khó ngủ hơn người còn trẻ. Ngay bấy giờ, khi chúng ta cảm thấy xuất hiện dấu hiệu khó ngủ, hãy tìm cách ổn định và điều hòa lại giấc ngủ. Tự tìm ra phương pháp cho chính mình, những cách thư giãn, giải trí nào có thể giúp chúng ta dễ dàng ngủ hơn. Tâm trạng vui vẻ thoải mái là liều thuốc kỳ diệu nhất để có một giấc ngủ say nồng, êm ái cả đêm.
Showroom: 244 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội - Điện thoại: 0973.998.012 - 0979.556.239